Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2009

Nguyên tắc làm mới đồ trang sức

- Những vật lưu niệm quý giá chứa đầy cảm xúc và đồ trang sức thời trang được dùng để làm đẹp thêm trang phục: Bạn có thể ngăn đồ trang sức không bị xỉn màu và mờ đục theo thời gian bằng cách nào?
Hãy làm theo những lời khuyên sau về cách chăm sóc và làm mới đồ trang sức.

Hàng ngày tháo trang sức ra mỗi khi bạn cần tiếp xúc với nước hay nguồn nhiệt có sức nóng cao. Ngay cả trên bãi biển cũng nên tháo đồ trang sức ra: bạn đâu muốn một viên đá bị tẩy màu nhạt đi vì mặt trời. Chú ý là tháo đồ trang sức ra khi tập thể dục, vì các va chạm có thể làm hư hại kim loại và các viên đá.

Lưu ý: Để tránh va chạm, chỉ đeo một chiếc nhẫn trên một ngón tay thôi.

Chăm sóc các loại kim loại khác nhau


Vàng và bạch kim

Vàng không đổi màu, chỉ có thể bị mờ thôi. Nếu bị như vậy, bạn chỉ cần đánh bóng nó lại. Đánh bóng lại thường xuyên ra sao tùy loại trang sức: một hoa tai bị xỉn màu nhanh hơn rất nhiều so với nhẫn hay vòng. Vàng trắng cũng cần được tráng rodium vì nó thường ngả màu xám đi một chút theo thời gian và số lần đeo. Khi đó, bạn cần mang tráng rodium và đánh bóng lại.

Bạch kim rất cứng và không bị mòn đi như vàng và bạc. Tính bền và màu trắng đậm của nó không bị thay đổi. Tuy nhiên, nó dễ bị trầy, do đó nên tháo đồ trang sức bạch kim ra trước khi vận động hay làm việc, dù ít hay nhiều, nếu muốn giữ nó như mới
Đừng dùng ammoniac, iốt hay thủy ngân – chỉ cần làm sạch bằng nước xà phòng hay cồn.


Bạc

Bạc không đặc như vàng hay bạch kim và mềm hơn vàng, nghĩa là nó dễ bị trầy xước hơn. Đáng kể nhất là nó bị han gỉ nếu không được tráng bằng chất rodium. Lý tưởng nhất là bạc được đánh bóng lại mỗi năm – ngay cả khi bạn thích vẻ ngoài của bạc cũ!

Chỉ cần làm sạch bằng bàn chải mềm và một chút nước xà phòng hay nước chanh. Xả bằng nước nóng sau đó đánh bóng nó bằng da sơn dương. Nếu đồ trang sức bạc bị dơ, ngâm 15 phút trong nước có pha thêm 5% muối bicarbonate hoặc trong nước có pha chất lỏng làm sạch.

Chú ý: Không bao giờ dùng dung môi, chất mài mòn hay các sản phẩm dành để lau chùi đồ dao kéo bằng bạc. Trang sức sẽ bị mòn rất nhanh. Ngoài ra, đừng bao giờ dùng các miếng nhám mà chỉ dùng chỉ những vật liệu mềm mại thôi!

Chăm sóc đá quý

Đầu tiên, hỏi người bán kim hoàn của bạn xem bạn có thể lau chùi đá bình thường hay cần lau chùi đặc biệt. Đá quý thường được lau chùi bằng nước xà phòng và một bàn chải mềm. Sau đó lau bằng vải mềm và để có độ bóng tối đa, ngâm nó trong cồn vài giây.



Kim cương, hồng ngọc và ngọc bích

Kim cương là đá cứng nhất và chỉ có thể bị làm trầy xước bằng một viên kim cương khác. Tuy nhiên, nó có thể mất độ bóng khi tiếp xúc với các chất mài mòn. Chú ý là không cất nó cùng các đá quý khác vì điều này dễ dàng làm mờ chúng. Cũng tương tự như thế đối với hồng ngọc và ngọc bích.

Ngọc lục bảo
Ngọc lục bảo là đá quý dễ hư hại nhất. Bằng mọi giá tránh không bao giờ để chúng phơi ra dưới ánh nắng hay tiếp xúc với bột giặt. Chúng rất nhạy với các va chạm nhiệt, vì thế hãy tháo ra khi đi trượt tuyết và khi làm tan băng cho xe hơi. Không bao giờ dùng xà phòng và nước để làm sạch ngọc lục bảo. Hãy xin lời khuyên từ thợ kim hoàn.

Ngọc trai
Ngọc trai là vật thể sống và có thể tồn tại hơn một trăm năm! Ngọc trai giữ được vẻ bóng của mình nhờ không khí và biểu bì. Ngọc trai hoàn toàn chịu được va chạm nhưng bề mặt có thể thay đổi vì nó xốp. Ngọc trai nhân tạo đòi hỏi sự chú ý đặc biệt. Nó có thể bị hư do muối trong da và đặc biệt là dầu. Lưu ý không để ngọc trai tiếp xúc với kem, phấn nền, nước hoa hay các sản phẩm có nhiều tính axít. Lau ngọc trai bằng lụa hay vải thật mềm.


Ngọc xanh biển
Loại đá này rất nhạy cảm với các va chạm, nhiệt độ cao và các thay đổi nhiệt độ cao. Lau bằng nước xà phòng ấm mà không chà xát rồi rửa lại bằng nước ấm.

Thạch anh tím
Thạch anh tím không dễ vỡ nhưng nhạy cảm với nhiệt độ cao và các thay đổi nhiệt độ lớn.

Ngọc hồng lựu và tuamalin
Các loại đá này không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt nào.

Đá mặt trăng
Đá mặt trăng là loại đá dễ vỡ và dễ bị nứt nếu bị va chạm. Lau bằng nước xà phòng ấm mà không chà xát rồi rửa lại bằng nước ấm.

Topaz
Topaz là đá khá bền nhưng dễ bị nứt nếu bị va chạm mạnh. Topaz nhạy cảm với các va chạm nhiệt. Lau bằng nước xà phòng ấm mà không chà xát rồi rửa lại bằng nước ấm.

Cất giữ đồ trang sức

Nguyên tắc cơ bản cần nhớ là cất từng thứ trang sức riêng trong các túi nhỏ để đưa vào hộp nữ trang mà không để chúng chạm nhau. Bạn cũng có thể gói chúng trong lụa hay chất liệu da để bảo vệ. Dây chuyền và móc xích cần gài lại, để bằng ra rồi bọc lại. Đừng bao giờ đặt vài thứ trang sức cùng nhau mà không có gì ngăn cách giữa chúng. Nếu bạn đang đi du lịch, hãy gói nữ trang trong các mẩu giấy lụa.